Tẩy da chết nằm ở bước làm sạch da, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho bề mặt da và lỗ chân lông sạch mịn. Đôi khi việc lạm dụng tẩy tế bào chết không đem lại hiệu quả tích cực mà còn khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các bước tẩy da chết để da khoẻ và mịn màng nhé!
Tẩy da chết là quá trình loại bỏ các lớp tế bào cũ hay còn gọi là tế bào sừng. Khi các tế bào đã cũ này nằm ở trên da mà không có tác động loại bỏ thì chúng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da trở nên sần sùi, không mịn màng và thậm chí là có mụn. Thực hiện các bước chăm sóc da bằng cách tẩy da chết sau đây sẽ giúp làn da của bạn sạch sâu và sáng mịn.
Quy trình tẩy tế bào chết làm sạch và mịn làn da
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc da
Trước hết, để bắt đầu quy trình làm sạch da, chúng ta cần làm sạch tay của mình bằng xà phòng diệt khuẩn. Việc không làm sạch tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào da bằng cách đưa trực tiếp bàn tay đó lên da mặt.
Rửa tay bằng xà phòng
Bước 2: Tẩy trang (Sử dụng tẩy trang dạng dầu, sáp, nước)
- Với tẩy trang dạng dầu, sáp: Cần thực hiện các bước nhũ hoá kỹ với nước ấm để tránh tình trạng lên mụn.
- Với tẩy trang dạng nước: Đổ dung dịch ra bông tẩy trang, lau vùng mắt và môi, say đó chuyển qua toàn mặt.
Lưu ý: Bạn nên massage hoặc lau bông tẩy trang từ trên xuống dưới, từ trán xuống vùng mũi để tránh việc tác động quá nhiều gây chảy xệ làn da.
Bước 3: Sữa rửa mặt
Sau khi tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt để đồng thời rửa trôi các cặn tẩy trang và bụi bẩn, kem chống nắng còn sót lại trên khuôn mặt. Cho sản phẩm ra tay kèm theo một chút nước, tạo bọt ở lòng bàn tay rồi mới đưa lên mặt. Khi rửa mặt, bạn nên tác động theo chuyển động tròn, hướng lên trên để vừa thư giãn da vừa massage nâng cơ nhẹ nhàng.
Bước 4: Tẩy da chết
Đối với cơ chế tẩy da chết vật lý
- Dụng cụ làm đẹp như máy rửa mặt: Nếu bạn đang sở hữu máy rửa mặt, hãy tận dụng nó như một dạng tẩy tế bào chết vật lý trên da. Tác động vật lý “chà” nhẹ nhàng trên da này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, bã nhờn trên da hiệu quả.
- Các sản phẩm chuyên dụng như peeling gel, hạt (scrubs): Dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng sản phẩm tẩy da chết vật lý, tiếp tục theo chuyển động từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài rồi rửa sạch với nước. Lưu ý, không nên chọn các loại scrubs có góc cạnh nhọn để tránh gây tổn thương cho da.
Phương pháp tẩy tế bào chết vật lý
Đối với cơ chế tẩy da chết hóa học
- AHA và BHA được điều chế và ứng dụng trong phương pháp tẩy tế bào chết hoá học. Chúng thâm nhập vào lỗ chân lông, phá vỡ liên kết tế bào sừng hoá để loại bỏ chúng một cách tự nhiên.
- Thường thì các sản phẩm tẩy da chết hoá học chứa AHA và BHA sẽ ở dạng dung dịch, do đó, bạn sử dụng bông tẩy trang, chấm nhẹ dung dịch lên mặt và quan sát biểu hiện của da khi apply. Bạn chỉ cần để da nghỉ 2-3 phút (hoặc hơn, tuỳ vào hướng dẫn sử dụng của sản phẩm) mà không cần rửa lại với nước.
Phương pháp tẩy tế bào chết hoá học
Bước 5: Nước cân bằng
Sử dụng nước cân bằng để làm đệm cho các bước tiếp theo, giúp các hoạt chất đi sâu hơn. Cho sản phẩm ra bông dành riêng cho toner rồi tiếp tục chấm/lau nhẹ nhàng trên da.
Bước 6: Tinh chất đặc trị
Ở bước này, bạn có thể bổ sung cho da các hoạt chất có tác dụng như: cấp ẩm, trị mụn, làm trắng sáng, chống oxy hoá, lão hoá… để có thể cải thiện tình trạng da của mình. Khi da còn ẩm nhờ nước cân bằng, bạn apply 2-3 giọt tinh chất lên da rồi massage để tinh chất thẩm thấu và hoạt động tốt.
Bước 7: Kem dưỡng
Kem dưỡng có đặc tính khoá ẩm, giữ cho các hoạt chất trước đó “nằm yên” trên da. Vì vậy, sử dụng kem dưỡng là bước cuối cùng trong chu trình dưỡng da mỗi tối.
Một số lưu ý khi tẩy da chết
Khi chăm sóc da, đặc biệt là tẩy da chết, có một vài hiểu lầm mà phái đẹp nên chú ý và làm rõ:
– Over-exfoliate (Tẩy tế bào chết quá mức): Lạm dụng tẩy tế bào chết để thúc đẩy quá trình thay mới làn da có thể “phản tác dụng”. Khi đó, da trở nên nhạy cảm, dễ đỏ rát, ngứa, khó chịu và nặng hơn là nứt nẻ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp. Bởi vì da đã mất đi hàng rào bảo vệ nên dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng.
– Tránh chà xát quá mạnh bạo: Những làn da nhạy cảm, đặc biệt da gặp tình trạng viêm nhiễm, mụn mủ…cần hạn chế tối đa việc chà xát trên da. Do đó, thay vì sử dụng các dụng cụ như máy rửa mặt để loại bỏ tế bào chết, bạn nên cân nhắc dùng các sản phẩm chứa AHA, BHA để tác động lên cơ chế thay mới tế bào sừng hoá một cách tự nhiên.
– Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Dù bạn tẩy da chết bằng phương pháp vật lý hay hoá học thì da của bạn vẫn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời bao gồm tia UV, HEV gây ảnh hưởng trực tiếp đến da: đứt gãy collagen, da nhăn, chảy xệ, thâm nám… nên bạn chú ý bôi kem chống nắng hàng ngày ngay cả khi không ra ngoài đường nhé!
Theo lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia da liễu, thực hiện đều đặn tẩy tế bào chết 2 lần/tuần theo các bước tẩy tế bào chết da nêu trên sẽ giúp da của bạn khỏe mạnh, sạch sâu, mịn màng và tươi trẻ.