Là phái nữ, ai cũng mong muốn mình sở hữu làn da rạng ngời không tì vết. Thế nhưng những vết thâm sẹo của mụn để lại khiến nàng trở nên tự tin. Nếu đã trải qua các hình thức trị thâm mụn mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn, hãy kiên nhẫn thử nghiệm với 6 bước chăm sóc da mụn và thâm được bật mí qua bài viết này.
1 – Nguyên nhân khiến da mụn và thâm
Trước hết để điều trị một vấn đề gì, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới điều đó. Điều này giúp bạn loại trừ nguyên nhân và ngăn chặn tình trạng tái diễn nhiều lần.
Thông thường, tình trạng thâm mụn sẽ xuất hiện khi:
- Nặn, cạy mụn thiếu khoa học, mất vệ sinh
- Nổi mụn hoặc mắc bệnh ngoài da khác
- Vết thương do côn trùng cắn
- Bị bỏng da, vết thương hở
- Dị ứng các sản phẩm chăm sóc da
- Thay đổi nội tiết tố (Đang trong chu kỳ kinh nghiệp, giai đoạn mang thai)
Có những vết thâm mụn đậm hơi vài sắc độ so với da tự nhiên và sẽ tự mờ dần sau 6-12 tháng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mụn thâm nặng, hình thành sâu trong làn da thì có thể phải mất nhiều năm để thâm mụn phai màu rõ rệt.
2 – Chăm sóc da mụn và thâm
Để đẩy nhanh tốc độ mờ thâm mụn của những vết mụn cứng đầu, cải thiện tình trạng da không đồng đều màu, bạn hãy nắm vững 6 nguyên tắc chăm sóc da sau đây.
2.1 Dùng sữa rửa mặt làm sạch da
Làm sạch da bằng sữa rửa mặt là bước cơ bản và quan trọng nhất trong mọi quy trình chăm sóc da. Bước này giúp tạo tiền đề cho các bước chăm sóc da mụn và thâm sau đó được thẩm thấu dưỡng chất nhanh chóng, cho phép da được hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ mỹ phẩm. Ngoài ra, quá trình vệ sinh da mặt cũng giúp lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế mụn tái phát.
Cần lưu ý: Bạn không nên rửa mặt quá nhiều lần/ngày vì sẽ khiến làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, dễ gây bong tróc, kích ứng và kích thích mụn bùng phát dữ dội. Lý tưởng nhất là chỉ nên rửa mặt 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối.
2.2 Loại bỏ tế bào chết cho da
Loại bỏ tế bào chết là phương thức làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông rất hiệu quả mà vẫn giữ được lớp màng ẩm tự nhiên trên bề mặt. Tuy nhiên, đối với làn da dầu mụn, việc sử dụng các hình thức tẩy tế bào chết vật lý (dạng kì, dạng hạt,…) không phù hợp vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Tốt nhất là bạn nên tìm đến các sản phẩm tế bào chết hóa học để chăm sóc da mụn và thâm, chứa thành phần AHA/BHA,… để da trở nên tốt hơn.
2.3 Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chăm sóc da mụn và thâm
Sau khi đã loại bỏ nguyên nhân gây mụn thâm, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, bạn nên bổ sung vào skincare routine các sản phẩm trị thâm mụn hoặc làm đều màu da. Các sản phẩm trị mụn thâm có thể ở dạng kê đơn/không kê đơn, phần lớn chứa các hoạt chất trị mụn như:
- Retinoid: Có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm sưng viêm, bạt sừng, ngăn ngừa oxy hóa da, loại bỏ tối đa mụn nhọt, mụn đầu đen và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
- Benzoyl peroxide: Thành phần tiêu viêm, giảm sưng do vi khuẩn gây mụn gây ra nhanh chóng, khắc phục tình trạng da bị mụn thâm. Bạn nên bắt đầu từ nồng độ 2.5% đối với da mụn nhẹ và 5% đối với mụn bọc, mụn viêm. Chỉ nên chấm benzoyl ở nốt mụn để se cồi, không thoa toàn mặt dễ dẫn tới tình trạng khô và bong tróc da.
- Acid salicylic: Thành phần chủ đạo giúp bạt sừng, giải phóng bít tắc lỗ chân lông và giảm tình trạng viêm nhiễm. Đây là hoạt chất lý tưởng để điều trị mụn đầu đen, mụn trắng, mụn có mủ,…
Bên cạnh đó, các thành phần chăm sóc da mụn và thâm có thể kể tới như acid azelaic, acid glycolic, vitamin C,… có thể ức chế melanin, làm chậm quá trình sản xuất melanin – Nguyên nhân chính gây ra vết thâm sạm màu.
2.4 Duy trì dưỡng ẩm đều đặn
Các sản phẩm kem trị mụn có thể khiến làn da bị khô quá mức, vì thế bạn nên duy trì dưỡng ẩm đều đặn để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Đối với làn da dầu nhờn, bạn có thể chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa gốc dầu nhằm hạn chế bít tắc lỗ chân lông.
2.5 Sử dụng kem chống nắng
Tia UV vốn luôn là “thủ phạm” vô hình gây tổn thương cho da, đặc biệt càng nguy hiểm đối với làn da mụn. Vì thế bước sử dụng kem chống nắng vẫn là điều tất yếu không nên bỏ qua mỗi khi đi ra đường. Việc thoa kem chống nắng này có thể ngăn ngừa các đốm nâu, cải thiện mảng da tối màu do thâm mụn.
Tiêu chí lựa chọn kem chống nắng bạn cần biết: Nên tìm kem chống nắng có độ quang phổ rộng, chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và chứa các thành phần chống nắng như titanium dioxide, zinc oxide,…
3 – Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc da mụn và thâm
- Hạn chế đối đa việc trang điểm: Đối với làn da dầu mụn, thói quen trang điểm quá nhiều sẽ khiến mỹ phẩm bao phủ bên ngoài, khiến lớp bã nhờn không thoát ra ngoài được gây kích ứng cho làn da mụn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hãy duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày (1.5 – 2.5 lít/ngày tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể), đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm chứa khoáng chất như kẽm, vitamin A – E, các chất chống oxy hóa…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ muộn, không vận động thể chất khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết từ đó gây nên mụn. Bạn cần điều chỉnh thời gian sinh hoạt khoa học, ngủ sớm, đủ giấc, hoạt động nhẹ nhàng để kiểm soát tình trạng mụn.
- Nặn mụn sai cách: Thói quen nặn mụn không đúng cách khiến làn da bị tổn thương nặng nề, để lại “vết tích” là mụn thâm. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mà nên tới thăm khám điều trị từ chuyên viên da liễu uy tín để loại bỏ nhân mụn.
- Thay chăn gối thường xuyên: Thay và giặt chăn gối định kỳ để đảm bảo vệ sinh cho làn da, ngăn ngừa tình trạng mụn nghiêm trọng.
Ngoài những cách chăm sóc da mụn và thâm trên, nếu bạn đang áp dụng không mang lại hiệu quả nhất định, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia da liễu. Từ đó, nắm được các phác đồ điều trị thâm mụn giúp làn da khỏe mạnh, đều màu.